OSLA

Tư vấn du học và học bổng

OSLA IVY

Scholarships to top-tier universities

Hotline

0935 132 929

Tìm học bổng Tiến Sĩ (PhD) ở đâu?

Để “săn” học bổng Tiến Sĩ thành công, trước hết bạn phải biết cách tìm kiếm những cơ hội học bổng phù hợp.  

Đừng quên đọc kỹ những thông tin do OSLA IVY tìm hiểu và tổng hợp bên dưới để không bỏ sót bất kỳ cơ hội tiềm năng nào bạn nhé!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Phân loại học bổng Tiến Sĩ

Tìm học bổng Tiến Sĩ như thế nào?

Loại 1: Học bổng Tiến Sĩ dạng mở đơn thường niên 

Đối với học bổng Tiến Sĩ loại này, trước hết, bạn phải tìm và chọn trường, tìm hiểu xem trường mà mình muốn học là trường nào. Nếu bạn đang hoang mang chưa biết trường nào là lựa chọn tốt nhất cho bản thân, chất lượng giảng dạy của các trường ra sao, vị thế của trường trong bảng xếp hạng thế giới thì hãy tìm kiếm trên Google danh sách các trường Đại học tốt nhất của mỗi quốc gia, cũng như trên thế giới. Sau đó, trực tiếp vào website chính thức của trường và lưu ý các từ khóa:

  • Scholarship
  • Admissions
  • Financial Aid
  • International Students/Applicants

Ở mục Scholarship, trường sẽ đăng tải thông tin về các các chương trình học bổng Tiến Sĩ đang mở đơn. Bạn nên theo dõi thường xuyên để tìm ra một chương trình mà bạn cảm thấy mình đủ điều kiện, sau đó thì nộp đơn theo yêu cầu. Nhưng hãy nhớ nộp đơn trước deadline càng sớm càng tốt, vì có những chương trình học bổng Tiến sĩ sẽ ưu tiên xem xét cho những ứng viên nào nộp đơn sớm. Quá trình chuẩn bị sớm cũng sẽ giúp bạn có được sự chuẩn bị tốt hơn và đầu tư chỉn chu hơn về hồ sơ. Ứng viên sẽ nộp đơn theo quy trình bình thường như nộp đơn chương trình ĐH hay Thạc Sĩ bình thường.

Ví dụ: 

Bạn tìm kiếm trên Google: “Dutch Universities Ranking”, bạn sẽ nhận được kết quả là danh sách các trường ĐH tốt nhất ở Hà Lan. Sau đó vào website của từng trường để xem các chương trình học bổng Tiến Sĩ mở đơn thường niên của họ trong mục các chương trình học (programme).

Loại 2: Học bổng PhD theo dự án, làm việc cùng giáo sư như một công việc được trả lương.

Đối với các vị trí PhD nghiên cứu dự án cùng giáo sư,ứng viên sẽ nộp đơn tương tự như đơn xin việc. Bạn gửi hồ sơ online đến địa chỉ emai của trường theo yêu cầu (thường gồm Resumé, Cover letter, (ít nhất) hai thư giới thiệu, một bàinghiên cứu do ứng viên viết (research sample hoặc cũng có thể là luận văn thạc sĩ nếu chưa có một xuất bản nào)

Thông tin về các vị trí công việc này thường được đăng tải ở các trang tuyển dụng. Để tìm được một chương trình PhD phù hợp với năng lực và lĩnh vực chuyên môn, bạn nên kiên trì tìm tòi và theo dõi hàng ngày các trang tuyển dụng . Các website phổ biến bạn có thể tham khảo:

  •  https://euraxess.ec.europa.eu/jobs/ (Cộng Đồng Châu Âu EC): Website này chuyên cung cấp thông tin tuyển dụng về các vị trí Tiến Sĩ (PhD) và cả sau Tiến Sĩ (Post-Doc).
  • https://www.academictransfer.com/en/: Ở Hà Lan, tất cả các vị trí PhD và Post-Doc của tất cả các trường đều bắt buộc phải được đăng tuyển ở website này để đảm bảo tính minh bạch.
  • https://academicpositions.com/: Ứng viên có thể tìm các vị trí công việc trong Academia trên toàn thế giới ở đây (bao gồm cả PhD, Post-Doc, vị trí giảng dạy, nghiên cứu, các dự án cùng giáo sư,…). Các vị trí  trong Academia cũng được đăng tuyển ở các trang tuyển dụng của các trường (careers/ jobs/ job openings). Nếu bạn đang yêu thích một trường nào đó thì hãy thường xuyên vào website của trường để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết.  
  • Linkedin, indeed.com: Đây là 2 trang tuyển dụng khá phổ biến ở Việt Nam. Các vị trí PhD theo loại 2 sẽ được đăng tuyển thường xuyên trên 2 trang này, đặc biệt là Linkedin. Ngoài việc nhập từ khóa “PhD”, bạn cần phải thao tác lọc công cụ tìm kiếm theo quốc gia hoặc tên thành phố để có được kết quả hữu ích nhất.

Ngoài ra, cũng có nhiều giáo sư thường đăng lên website cá nhân, Facebook, Twitter của họ khi họ có nhu cầu tìm nghiên cứu sinh hỗ trợ. Thế nên, bạn nhớ theo dõi người mình hâm mộ để có thể tìm được cơ hội sớm nhất.

Một cách tiếp cận khác dành cho loại 2 này là ứng viên sẽ chủ động liên hệ với giáo sư mình thích, và hỏi xem thầy có nguồn tài chính (funding) cho ý tưởng nghiên cứu của mình hay không. Các giáo sư có thâm niên càng cao thì quỹ nghiên cứu của họ càng nhiều. Vì vậy, rất nhiều giáo sư  (Full Prof.) chi ra rất nhiều tiền để làm nhiều dự án nghiên cứu khác nhau. Hoặc các thầy cô giáo trẻ hơn thì họ sẽ viết đề cương nghiên cứu (research proposal) để xin tiền từ nhiều nguồn khác nhau. Sau khi đã xin được tiền tài trợ rồi thì các giáo sư sẽ đăng tuyển sinh viên PhD. Nếu bạn may mắn liên hệ với thầy khi thầy đang có nhu cầu và cũng đang có nguồn tài trợ thì hãy cố gắng để tạo ấn tượng tốt với giáo sư nhé.

Một lưu ý nhỏ là khi liên hệ trực tiếp với giáo sư thì thường bạn phải chuẩn bị sẵn một đề cương nghiên cứu (Research Proposal), tối đa 10 trang. Với một số trường, bạn có thể làm một tóm tắt ý tưởng (Research Pitch chỉ 1-2 trang) hoặc một bản đề xuất những hướng nghiên cứu mà mình quan tâm (expression of interest) để thể hiện rõ ý tưởng nghiên cứu của mình và phải đảm bảo rằng ý tưởng đó phải độc đáo và thiết thực. Đồng thời bạn phải dành thời gian để tìm hiểu về giáo sư và về lĩnh vực mà thầy đang tập trung chuyên môn. 

Tuy nhiên, cách này thường tốn rất nhiều thời gian vì không phải lúc nào các giáo sư cũng có sẵn nguồn  tiền tài trợ (funding). Nên khi đã quyết tâm “tán giáo sư” thì bạn phải cần rất nhiều may mắn nữa. Có rất nhiều trường hợp giáo sư rất thích bạn nhưng nếu hiện tại thầy không có nguồn tài chính nào thì bạn phải đợi, hoặc là xem như không có duyên rồi! 

Mặc dù rất tốn thời gian, lời khuyên của các chuyên gia là bạn vẫn nên liên hệ trước với giáo sư để tạo ấn tượng. Đặc biệt khi bạn muốn nộp đơn PhD ở Mỹ, Úc, Canada thì việc liên hệ giáo sư trước sẽ rất quan trọng. Ngay cả khi bạn đang nộp đơn cho các chương trình thường niên (loại 1), việc liên hệ trước với giáo sư cũng có nhiều lợi ích. Chẳng hạn nếu thầy thấy bạn xuất sắc thì thầy có thể chuyển CV của bạn cho một giáo sư khác đang tìm nghiên cứu sinh. Hoặc nếu giáo sư bạn đã liên hệ nằm trong ban xét duyệt thì bạn sẽ ghi điểm nếu đã để lại ấn tượng tốt với thầy.

Loại 3: Học bổng Tiến Sĩ của các tổ chức, hoặc các quỹ

Đối với các chương trình học bổng Tiến Sĩ loại này thì bạn phải biết trước một số học bổng nổi tiếng có tài trợ bậc PhD. Sau đó, bạn tìm kiếm tên học bổng trên Google để biết thông tin chi tiết để nộp đơn. Dưới đây là một số ví dụ về học bổng Tiến Sĩ:

  • Swiss Government Excellence Scholarships (Thụy Sĩ) 
  • Việt Nam: 911 (Học bổng này của chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên hiện đã có một số thay đổi và chương trình đang tạm ngừng)
  • Knight Hennessy Scholars Program for International Students at Stanford University  
  • Học bổng Schlumberger Faculty for the Future Fellowship của tập đoàn Schlumberger

Mong rằng những thông tin trên sẽ hữu ích đối với bạn!

Hãy email cho OSLA IVY để được hỗ trợ nhanh nhất về “săn” học bổng Tiến Sĩ, hoặc gửi CV cho chúng tôi để được review CV miễn phí: info@myosla.com | oslaivy@myosla.com | Trợ lý OSLA IVY: 090 300 6378 (Thùy) 

+84935 132 929

Đăng ký tư vấn

Bạn vui lòng điền vào mẫu dưới đây để yêu cầu tư vấn miễn phí. Chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn trong thời gian sớm nhất.

Thông tin chung

OSLA IVY đánh giá khả năng xin học bổng toàn phần của bạn

Điểm tổng kết trung bình / GPA từng năm của bạn
Bạn đã có điểm chuẩn hóa cần thiết (IELTS/TOEFL – SAT/GRE/GMAT) chưa?
- Bậc Đại học (gạch đầu dòng điểm trung bình từng năm cấp 3, có thể điền điểm dự kiến lớp 12 nếu chưa tốt nghiệp)
- Bậc Thạc sĩ, tiến sĩ (gạch đầu dòng cho điểm trung bình từng năm)
Nếu có vui lòng điền rõ số điểm đã đạt được! Nếu chưa dự kiến số điểm và thời gian thi của bạn là khi nào?

Thông báo về Chính sách bảo mật thông tin

Bằng việc cung cấp thông tin cá nhân cho chúng tôi trên website, quý vị đồng ý với điều khoản và điều kiện của Chính sách bảo mật thông tin