Ở Hà Lan, sinh viên thường không ở ký túc xá của trường mà chủ yếu là tìm thuê nhà trong thành phố.
Bên cạnh việc tìm hiểu về môi trường học tập và văn hoá của người bản xứ, du học sinh khi đến Hà Lan cũng cần biết làm sao để thuê được nhà ở có vị trí thuận tiện, phù hợp với kinh phí để vừa tiết kiệm, vừa có được những trải nghiệm quý báu thời sinh viên. Với bài viết này, OSLA sẽ giải mã cho các bạn những thắc mắc thường gặp cũng như cung cấp các thông tin mới nhất về việc tìm chỗ ở cho du học sinh khi đến học tại đất nước Hà Lan xinh đẹp.
Nhà ở cho thuê tại Hà Lan có những loại nào?

Lựa chọn nơi ở thích hợp là một quyết định quan trọng đối với bất kì du học sinh nào ở Hà Lan. Tại đây luôn có chỗ ở đã được dọn dẹp sẵn sàng chờ đón chủ nhân mới. Hãy cùng lướt qua các dạng nhà ở cho thuê tại Hà Lan các bạn nhé!
1. Căn hộ chung cư: Đây có lẽ là lựa chọn tốt nhất cho những người tìm kiếm sự riêng tư. Một căn hộ khép kín, được bảo mật an toàn phù hợp cho tất cả mọi người tuy nhiên, giá để thuê một căn chung cư là khá cao.
2. Nhà trọ: Thuê nhà là một lựa chọn khôn ngoan cho hộ gia đình hoặc những người muốn ở ghép với bạn bè, đồng nghiệp. Các bạn nên kiểm tra kỹ các điều khoản và điều kiện của hợp đồng cho thuê cũng như đưa ra mức giá rõ ràng về khả năng thanh toán của bạn.
3. Phòng sinh hoạt chung: Nếu bạn không ngại chia sẻ không gian riêng với người khác, bạn có thể thuê một căn phòng sinh hoạt chung. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ có ít sự riêng tư nhưng tiền thuê của bạn sẽ thấp hơn đáng kể.
4. Landlord hosting: Đây là hình thức các chủ nhà sẽ cho du học sinh thuê lại một phần ngôi nhà của họ. Việc sống chung với chủ cho thuê sẽ khiến bạn có thể phải tuân thủ các quy tắc nghiêm ngặt của gia đình song, bạn sẽ nhận được sự quan tâm, chia sẻ của họ như người nhà.
5. Anti-squatting (hay Antikraak): Đây có thể là một cách sống rẻ và mạo hiểm khi du học Hà Lan. Hầu hết các tòa nhà anti-squatting không phải là căn hộ “bình thường”, mà là các văn phòng trống, trường học, viện dưỡng lão, thư viện,…
Hình thức thuê nhà ở anti-squatting rẻ vì bạn chỉ cần trả cho cơ quan môi giới một khoản phí thuê nhỏ (đôi khi có kèm chi phí dịch vụ). Tuy nhiên, hình thức này khá mạo hiểm. Bạn phải tìm hiểu thật kỹ về anti-squatting trước khi ở để đảm bảo mình đang thực hiện đúng theo luật pháp Hà Lan.
6. Căn hộ ngắn ngày: Nếu bạn không ở lại Hà Lan lâu, bạn có thể cân nhắc ở trong một căn hộ lưu trú ngắn ngày. Những căn hộ này được trang bị đầy đủ nội thất và thường đi kèm với các tiện nghi thân thiện với sinh viên, chẳng hạn như Wi-Fi miễn phí.
7. Ký túc xá: Hầu hết ký túc xá của các học viện giáo dục đại học của Hà Lan không nằm trong khuôn viên trường. Mật độ du học sinh khá đông nên thường thì bạn sẽ khó tìm phòng trống ở ký túc. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về nhà ở dành cho sinh viên tại đây.
Làm sao du học sinh Hà Lan có thể thuê nhà?

Nếu bạn phải tự tìm nhà thuê, lời khuyên quan trọng nhất mà OSLA dành cho bạn là: hãy bắt đầu càng sớm càng tốt!
Vào mùa tựu trường, tình trạng thiếu nhà ở thường xuyên diễn ra vì lượng sinh viên nhập học tại Hà Lan bị quá tải. Cũng bởi tình trạng đó mà bạn cần phải liên tục kiểm tra về tình trạng nhà ở cho thuê tại nơi bạn sắp đến.
Dưới đây là danh sách các website tìm kiếm nhà ở cho thuê công cộng và tư nhân hữu ích cho bạn:
- Camelot Europe
- Clawq
- Kamernet
- Kences
- Nestpick
- Pararius
- RentSlam
- Smart Wonen
- SSH Student Housing
- The Student Hotel
- Uniplaces
*Lưu ý: Danh sách trên không đầy đủ và chỉ bao gồm các tổ chức mà chúng tôi biết. Chúng tôi không kiểm tra độ tin cậy và chất lượng của các nhà cung cấp nhà ở. Đây là rủi ro và trách nhiệm của chính bạn. Hãy cẩn thận.
Chi phí trung bình bạn phải trả cho việc thuê nhà ở tại Hà Lan là bao nhiêu?

Nhà ở cho thuê trung bình ở Hà Lan có giá từ 300 đến 600 EUR/tháng. Nếu bạn chọn ở Khách sạn dành cho sinh viên thì con số này có thể còn cao hơn.
Nếu bạn có một khoản thu nhập từ công việc bán thời gian hoặc học bổng, bạn sẽ nhận ra rằng một phần ba số tiền sẽ được chi cho việc thuê nhà. Dưới đây là mức giá trung bình thường gặp khi thuê nhà ở tại Hà Lan:
- Sống trong căn hộ đơn (studio): 500-1.000 EUR/tháng.
- Ở ghép tại căn hộ cho thuê: 400-700 EUR/tháng.
- Sống trong các loại nhà ở cho sinh viên: 300-600 EUR/tháng.
30% tổng số sinh viên Hà Lan và hầu hết sinh viên quốc tế chọn sống trong nhà trọ. Điều quan trọng bạn cần quan tâm là có những chi phí phát sinh bao gồm trong tiền thuê nhà của bạn.
Ví dụ: Bạn có thể phải trả tiền đặt cọc ban đầu cho chủ hộ nhưng bạn sẽ nhận lại vào cuối thời hạn thuê nhà. Bên cạnh đó, việc tiền gas, tiền điện, tiền nước, tiền rác, tiền internet có thể có hoặc không nằm trong tiền thuê nhà của bạn. Cộng với số tiền bạn sẽ phải trả cho phí dịch vụ dành cho công ty cung cấp nhà ở bạn chọn. Vì vậy, tổng số tiền trả cho việc thuê nhà sẽ cao hơn so với mức giá đã nêu.
Cuối cùng, đừng bỏ qua 5 lưu ý quan trọng khi tìm nhà ở cho thuê.

1. Khi quyết định ở trọ, bạn có thể phải dùng chung nhà vệ sinh, nhà bếp và phòng khách với người khác. Ngoài ra, phòng trọ có thể nhỏ so với không gian bạn đã quen sống. Bên cạnh đó, việc nam nữ sống chung trong một ngôi nhà là chuyện bình thường. Phòng bạn thuê cũng có thể có hoặc chưa bao gồm nội thất. Bạn cần phải chủ động hỏi xem phòng bạn thuê đã được trang bị đồ dùng hay chưa nhé!
2. Chất lượng nhà ở cho thuê thường không đồng đều. Đồ nội thất mà chủ nhà trang bị cho bạn đôi khi chỉ là một chiếc giường và một chiếc ghế cho đến một căn phòng đầy đủ tiện nghi với Internet.
Nếu bạn quyết định tìm một căn phòng không có nội thất, bạn có thể mua hoặc thuê đồ nội thất giá rẻ tại các cửa hàng đồ cũ trong thành phố. Họ thường giao hàng miễn phí đó!
3. Hãy chắc chắn rằng bạn đã đọc kỹ hợp đồng thuê nhà trước khi ký và kiểm tra những điều bạn có hoặc không thể làm trong phòng của mình (bạn có thể không được phép sơn tường hay thay đổi nội thất trong nhà). Ngoài ra, hãy hỏi xem bạn có thể nói chuyện với ai nếu có phát sinh hư hỏng, chẳng hạn như cống bị tắc.
Nếu bạn cần đọc review của các du học sinh Hà Lan về vấn đề thuê nhà ở để có cái nhìn khách quan hơn, hãy truy cập tại đây.
4. Bạn không nên trả tiền thuê nhà bằng tiền mặt trừ khi nhận được biên lai.
5. Nếu bạn có khiếu nại hoặc yêu cầu sự giúp đỡ về chỗ ở của mình, trước tiên hãy nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ cho thuê nhà ở của bạn.
Nếu vấn đề của bạn vẫn chưa được giải quyết, bạn có thể liên hệ với đường dây nóng về nhà ở cho thuê của chính phủ. Họ sẽ hỗ trợ bạn và sử dụng thông tin ẩn danh để cải thiện tình hình nhà ở chung của sinh viên quốc tế.
Nếu bạn có vấn đề về tiền thuê nhà, hãy truy cập các trang thông tin Real about rent và Rent Tribunal để được hỗ trợ.
Bất kỳ sinh viên quốc tế nào cũng có các quyền và nghĩa vụ hợp pháp. LSVb đã phát triển một sổ tay hướng dẫn về quyền của người thuê nhà dễ đọc để sinh viên quốc tế biết thêm về luật cho thuê nhà của Hà Lan. Tìm hiểu tại đây.
Nếu bạn đang ấp ủ dự định săn học bổng du học Hà Lan trong thời gian tới, hãy liên hệ chuyên gia của OSLA ngay để được hỗ trợ tận tâm và giải đáp chi tiết.
Email: myosla.info@gmail.com | van.nguyen@myosla.com
Hotline: 093 513 2929 (HCM – Ms Vân) | 091 474 4389 (ĐN – Ms Trang) | 0986 246 163 (HN – Ms Dương)
PROFILE XỊN SÒ ĐỘI NGŨ MENTOR CỦA OSLA VÀ OSLA IVY xem tại đây