OSLA

Tư vấn du học và học bổng

OSLA IVY

Scholarships to top-tier universities

Hotline

0935 132 929

BẬT MÍ 10 CÁCH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH KHI DU HỌC NEW ZEALAND

Quản lý tài chính khi du học New Zealand

Du học New Zealand là hành trình mơ ước của biết bao sinh viên, nhưng việc học tập và sinh sống xa nhà sẽ tạo nên nhiều thách thức trong vấn đề quản lý tài chính. Ở nơi đất khách quê người, phải làm thế nào để có thể chi tiêu và quản lý tài chính một cách hợp lý? Hãy để OSLA bật mí cho bạn 10 cách quản lý tài chính khi du học New Zealand trong bài viết này nhé!

1. Lập kế hoạch quản lý tài chính khi du học New Zealand

Đối với việc lần đầu sống ở một đất nước xa lạ, bạn sẽ có nhiều khoản chi tiêu hơn và có thể chi tiêu một cách vô tội vạ trong khoảng thời gian đầu. Vì vậy, việc quan trọng nhất trong việc quản lý tài chính khi du học New Zealand là lập kế hoạch tài chính.

Trước khi lập kế hoạch chi tiêu, bạn nên nắm rõ về tiền tệ và tỷ giá hối đoái ở New Zealand. Khi đã hiểu rõ về tiền tệ ở New Zealand, bạn nên lập một ngân sách để theo dõi thu nhập, chi phí của mình, và kế hoạch chi tiêu chi tiết, đồng thời bám sát nó. 

Lập kế hoạch tài chính khi du học New Zealand
Lập kế hoạch tài chính khi du học New Zealand

Dưới đây là một vài danh mục cần có trong bảng kế hoạch tài chính của bạn nếu muốn quản lý tài chính khi du học New Zealand đạt hiệu quả:

  • Tổng thu nhập : Là khoản tiền mà bạn kiếm được hoặc số tiền bạn mang đến New Zealand, gồm hỗ trợ tài chính, tiền tiết kiệm,…
  • Thu nhập hàng tháng : Khoản tiền cố định hàng tháng từ thu nhập của bạn, ví dụ tiền lương, tiền đầu tư
  • Quỹ khẩn cấp : Tiền mà bạn tiết kiệm từ trước khi đi du học và trong quá trình du học New Zealand cho những trường hợp bất ngờ, khẩn cấp
  • Chi phí cố định : Chi phí không đổi hàng tháng, như hóa đơn điện thoại, phí thành viên và tiện ích
  • Chi phí biến đổi : Chi phí có thể thay đổi theo từng tháng do tăng hoặc giảm chi tiêu hoặc các dịp đặc biệt như ăn uống, giải trí, tiệc mừng,…

2. Tìm kiếm hỗ trợ tài chính

Học bổng du học New Zealand
Học bổng du học New Zealand

Cách thứ hai để quản lý tài chính khi du học New Zealand là tìm kiếm hỗ trợ tài chính, hỗ trợ ở đây cụ thể là tìm kiếm học bổng. Đây là hình thức hỗ trợ cho những sinh viên xuất sắc, xứng đáng. Tại New Zealand, học bổng rất đa dạng, đây là cách tuyệt vời để trang trải một số chi phí giáo dục cho sinh viên quốc tế. Đây là một vài ví dụ về học bổng du học:

  • Học bổng Chính phủ: Là học bổng vô cùng danh giá, Chính phủ New Zealand rất ưu tiên giáo dục và hào phóng trong việc trao học bổng cho sinh viên quốc tế nếu đáp ứng đầy đủ điều kiện 
  • Học bổng của tổ chức học thuật: Loại hỗ trợ tài chính này do các tổ chức học thuật trao tặng, điển hình là học bổng đầu vào

Nộp đơn xin học bổng cần chú ý về thời gian và thời hạn, bạn phải luôn chủ động cập nhật và kiểm tra các thông tin từ trang Web của Chính phủ, tổ chức học thuật tại New Zealand. Nếu còn loay hoay trong việc xin học bổng Chính phủ, bạn có thể tham khảo bài viết 7 mẹo xin học bổng tại New Zealand của OSLA. 

3. Mở tài khoản ngân hàng tại nơi du học

Điều cần làm nếu muốn việc quản lý tài chính khi du học New Zealand suôn sẻ là mở một tài khoản ngân hàng tại địa phương bạn sinh sống. Đừng lạm dụng thẻ ngân hàng ở quê nhà nếu không muốn phải chịu mức phí cắt cổ. Có tài khoản ngân hàng địa phương sẽ giúp bạn thanh toán phí và hóa đơn dễ dàng hơn. Bạn cũng có thể hưởng các lợi ích khác từ ngân hàng địa phương như các lựa chọn thấu chi không lãi suất.

Quản lý tài chính khi du học New Zealand
Quản lý tài chính khi du học New Zealand

Nếu quá trình làm thẻ địa phương mất thời gian lấu, bạn nên rút nhiều tiền mặt một lúc để tránh mất phí. Các công ty thẻ tín dụng sẽ tính phí khi bạn sử dụng thẻ ở nước ngoài, vì thế hãy sử dụng tiền mặt nếu có thể.

4. Sử dụng Dịch vụ Điện thoại phù hợp & Wifi miễn phí

Quản lý tài chính khi du học New Zealand
Quản lý tài chính khi du học New Zealand

Hãy sử dụng các dịch vụ trực tuyến như WhatsApp, Skype, Zoom và Google Duo nếu muốn quản lý tài chính khi du học New Zealand. Vì khi xa nhà, bạn sẽ có các nhu cầu về cuộc gọi quốc tế, và hóa đơn điện thoại sẽ tăng nếu bạn không chú ý đến. Các app trên là những giải pháp tiết kiệm hợp lý và hợp túi tiền cho bạn.

Bạn có thể tận dụng wifi để sử dụng các ứng dụng này từ trường Đại học, thư viện, nhà hàng,… Còn có các ứng dụng cuộc gọi quốc tế khác như GoogleFi và Rebtel. 

5. Suy xét việc sống ngoài khuôn viên trường

Chi phí lớn thứ hai sau học phí có lẽ là chỗ ở, đây là một chi phí gây khó khăn cho việc quản lý tài chính khi du học New Zealand. Việc ở trong ký túc xá nếu trường học bạn cung cấp sẽ rất hấp dẫn vì mọi thứ đều trong tầm tay, nhưng sẽ bất lợi về chi phí ăn uống.

Nếu như bạn vừa muốn trải nghiệm một nơi nào đó “sinh viên” hơn và tiết kiệm hơn bạn có thể chọn thuê ngoài khuôn viên trường. Bạn sẽ ngạc nhiên với khoản tiền tiết kiệm được khi chọn sống ngoài, đặc biệt nếu nơi ở gần với nơi học tập.

Quản lý tài chính khi du học New Zealand
Quản lý tài chính khi du học New Zealand

Các lựa chọn khi sống ngoài khuôn viên trường:

  • Thuê trọ: Bạn có thể chia sẻ không gian với những người bạn khác, chi phí thuê tùy thuộc vào nơi thuê và số lượng người ở cùng
  • Ở cùng gia đình bản xứ: Lựa chọn này cho phép bạn hòa mình vào văn hóa địa phương, hiểu rõ hơn về các hoạt động văn hóa và nhận được sự giúp đỡ từ những người dân thân thiện tại New Zealand

Bạn cần lưu ý điều này khi muốn thuê nhà, đừng gửi tiền trước khi đến xem hoặc gặp chủ nhà, vì có những trò lừa đảo lợi dụng du học sinh cần chỗ ở. Hãy tìm kiếm thông tin từ những nguồn uy tín, hoặc có thể hỏi bạn bè của bạn để đảm bảo rằng bạn không bị lừa. 

6. Sử dụng ID sinh viên của bạn

Quản lý tài chính khi du học New Zealand
Quản lý tài chính khi du học New Zealand

Hãy tập thói quen luôn đem theo thẻ sinh viên khi ra ngoài tại New Zealand, đây sẽ là đặc quyền được giảm giá khi mua sắm tại đây, vì bạn sẽ không đoán được mình có cơ hội được giảm giá ở đâu khi xuất trình thẻ sinh viên. Bạn có thể được giảm giá khi thuê chỗ ở, tại nhà hàng, cửa hàng tiện lợi, rạp chiếu phim,…

Hãy đảm bảo bạn có được thẻ sinh viên sớm nhất để có thể tiết kiệm chi phí. Tuy khoản tiền tiết kiệm không nhiều, chỉ khoản 10%, nhưng khi tích lũy dần trong thời gian dài sẽ là một khoản lớn, quả là một cách quản lý tài chính khi du học New Zealand không tồi.

7. Chi tiêu một cách khôn ngoan

Quản lý tài chính khi du học New Zealand
Quản lý tài chính khi du học New Zealand
  • Sử dụng phương tiện công cộng: Với sinh viên du học tại New Zealand, bạn nên lựa chọn di chuyển bằng các phương tiện công cộng như xe buýt, tàu 
  • Mua sắm tại Garage Sales và Black Friday: Hãy chờ đợi để mua hàng ở Garage sales thay vì các chợ truyền thống, các đợt giảm giá theo mùa như Black Friday, Boxing Day để có các ưu đãi
  • Mua tài liệu học tập cũ hoặc thuê: Một cách hay để quản lý tài chính khi du học New Zealand là bạn có thể mua tài liệu cũ từ những sinh viên cuối cấp hoặc thuê tại thư viện trường
  • Mua sắm tại cửa hàng tạp hóa tại địa phương: Lựa chọn các siêu thị và cửa hàng tạp hóa tại địa phương là tốt nhất giúp giảm chi phí cho bữa ăn hàng ngày

8. Nấu ăn tại nhà, hạn chế ăn ngoài

Quản lý tài chính khi du học New Zealand
Quản lý tài chính khi du học New Zealand

Nấu ăn, tại sao không? Thực phẩm là nhu cầu thiết yếu nhưng không có nghĩa là bạn không thể tiết kiệm tiền khi mua nó. Bạn có thể nấu ăn ở nhà, bỏ thói quen ăn ngoài, điều này giúp bạn tiết kiệm khoảng 30-50% ngân sách với việc ăn ngoài. Nếu như bạn không có nhiều thời gian cho việc nấu ăn, hãy nấu nhiều và chia phần bảo quản trong tủ lạnh, khi cần sẽ hâm nóng lại và sử dụng. 

9. Quản lý kỹ năng giao tiếp xã hội của bạn, học cách nói “không”

Điều tạo nên những kỉ niệm của đời sống sinh viên phải kể đến các mối quan hệ bạn bè. Sẽ có những chuyến phiêu lưu, những cuộc hội họp và những buổi tiệc bất thình lình. Bạn không thể đoán trước những tình huống này, do đó rất khó để phán đoán chi tiêu. Bạn cần có kỹ năng từ chối những cuộc hẹn không cần thiết, học cách nói “không”. 

Quản lý tài chính khi du học New Zealand
Quản lý tài chính khi du học New Zealand

Bạn cũng có thể hạn chế việc đến nhà hàng thay vào đó là nấu ăn để có thể tiết kiệm cho những buổi đi chơi bất ngờ. Hoặc bạn có thể mời bạn bè đến nhà để cùng nhau tổ chức tiệc, gắn kết tình bạn. Một cách quản lý tài chính khi du học New Zealand khôn ngoan. 

10. Làm thêm để tăng thu nhập

Làm thêm chính là cách quản lý tài chính khi du học New Zealand trong bài viết này. NZ$18.90/giờ là mức lương tối thiểu cho việc làm thêm của du học sinh New Zealand. Sinh viên của xứ sở Kiwi có thể làm thêm lên đến 20 giờ/tuần trong năm học và 40 giờ/tuần trong suốt kỳ nghỉ hè.

Làm thêm khi du học New Zealand
Làm thêm khi du học New Zealand

Bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm một công việc làm thêm để giảm bớt nỗi lo về vấn đề tài chính, chỉ cần kiểm tra xem thị thực sinh viên của bạn có cho phép bạn làm việc hay không và tìm việc làm phù hợp. Nếu có ý định làm thêm khi du học tại New Zealand bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây của OSLA

>>>Đọc thêm: 9 việc làm thêm du học sinh New Zealand không thể bỏ qua

Bài viết trên là những bí quyết quản lý tài chính khi du học New Zealand OSLA muốn gửi đến bạn. Mong rằng bài viết sẽ là những thông tin hữu ích, giúp các bạn đưa ra một kế hoạch quản lý tài chính hiệu quả cũng như biết thêm được nhiều cách tiết kiệm chi phí khi du học New Zealand.

+84935 132 929

Đăng ký tư vấn

Bạn vui lòng điền vào mẫu dưới đây để yêu cầu tư vấn miễn phí. Chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn trong thời gian sớm nhất.

Thông tin chung

OSLA IVY đánh giá khả năng xin học bổng toàn phần của bạn

Điểm tổng kết trung bình / GPA từng năm của bạn
Bạn đã có điểm chuẩn hóa cần thiết (IELTS/TOEFL – SAT/GRE/GMAT) chưa?
- Bậc Đại học (gạch đầu dòng điểm trung bình từng năm cấp 3, có thể điền điểm dự kiến lớp 12 nếu chưa tốt nghiệp)
- Bậc Thạc sĩ, tiến sĩ (gạch đầu dòng cho điểm trung bình từng năm)
Nếu có vui lòng điền rõ số điểm đã đạt được! Nếu chưa dự kiến số điểm và thời gian thi của bạn là khi nào?

Thông báo về Chính sách bảo mật thông tin

Bằng việc cung cấp thông tin cá nhân cho chúng tôi trên website, quý vị đồng ý với điều khoản và điều kiện của Chính sách bảo mật thông tin