OSLA

Tư vấn du học và học bổng

OSLA IVY

Scholarships to top-tier universities

Hotline

0935 132 929

8 MẸO TRẢ LỜI PHỎNG VẤN KHI DU HỌC

7 MẸO TRẢ LỜI PHỎNG VẤN KHI DU HỌC

Phỏng vấn du học luôn là một trong những phần “khó nhằn” nhất của quá trình xin visa. Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm rất dễ bị đánh rớt nên OSLA đúc kết cho bạn một vài kinh nghiệm để trả lời phỏng vấn tự tin hơn và tăng cơ hội nhận visa du học nhé!

I. Những điều cần lưu ý khi phỏng vấn

7 MẸO TRẢ LỜI PHỎNG VẤN KHI DU HỌC
7 MẸO TRẢ LỜI PHỎNG VẤN KHI DU HỌC
  1. Trước hết, hãy chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo yêu cầu của đại sứ quán, phù hợp với từng hoàn cảnh và khoá học của các bạn.
  2. Thứ hai, hãy đọc kỹ các thông tin trên hồ sơ để đảm bảo câu trả lời của bạn trong cuộc phỏng vấn sẽ đồng nhất với các thông tin đã ghi trong hồ sơ.
  3. Thứ ba, như đã nói ở trên, coi cuộc phỏng vấn như một cuộc trò chuyện, vậy đầu tiên bạn nên cho họ thấy là bạn sẽ có một cuộc nói chuyện hấp dẫn. Vậy nên, hãy quan tâm đến vẻ bề ngoài một chút: đầu tóc gọn gàng, ăn mặc sạch sẽ và đủ lịch sự. Bí quyết là hãy mỉm cười và cho họ thấy mình là người thân thiện với một vài câu hỏi hay.
  4. Thứ tư, có một sai lầm cho các bạn du học sinh là khi có những câu hỏi phỏng vấn phủ định: Tiếng anh của bạn chưa đủ tốt thế này làm sao học được tại Anh? Đừng cuống. Hãy nói với họ rằng, tiếng Anh của tôi chưa đủ tốt, vì vậy tôi mới đăng ký khoá học tiếng Anh ngắn hạn trước khoá học chính khoá, với môi trường học tốt như vậy cùng với sự chăm chỉ, cầu tiến của tôi, chắc chắn tôi sẽ đáp ứng tốt khoá học của mình.
  5. Thứ năm là nếu không nghe rõ câu hỏi phỏng vấn bạn nên hỏi lại.  Đừng ngại hỏi, vì chỉ có như vậy bạn mới trả lời đúng câu hỏi.
  6. Điều thứ sáu bạn nên ghi nhớ là nội dung cuộc nói chuyện đương nhiên sẽ do người phỏng vấn định đoạt, mới đầu sẽ là như thế và đôi khi nên tự cho mình trở thành người phỏng. Nếu bạn có thể chuyển hướng chủ đề sẽ thể hiện được sự tự tin và khả năng thích ứng tốt của bạn.
  7. Điều quan trọng thứ bảy là trả lời một cách trung thực. Đừng bao giờ nghĩ rằng bạn sẽ qua mặt được các nhân viên của cục di trú. Việc trả lời thiếu trung thực sẽ dễ dàng bị phát hiện, ảnh hưởng đến kết quả visa lần này cũng như nhiều lần sau đó.
  8. Cuối cùng, điều gây trở ngại lớn nhất khi phỏng vấn cho các bạn xin visa chính là sự nghi ngờ của nhân viên phỏng vấn đối với việc bạn sang đó có du học thực sự không, có trở về Việt Nam không. Vì vậy, hãy cho họ thấy rằng đất nước của bạn tốt thật, đẹp thật và giàu thất đấy, nhưng tôi sẽ trở về Việt Nam, với những lý do hết sức thuyết phục của mình.

II. Hướng dẫn trả lời một vài câu hỏi phỏng vấn

7 MẸO TRẢ LỜI PHỎNG VẤN KHI DU HỌC
7 MẸO TRẢ LỜI PHỎNG VẤN KHI DU HỌC

1. Tại sao bạn lại chọn du học ở đây?

Bạn nên nhấn mạnh chất lượng đào tạo và xếp hạng của nó trên thế giới. Nếu chuyên ngành học của bạn không ở trong nước thì bạn nên trình bày rõ ràng. Còn nếu trong nước có đào tạo chuyên ngành đó, hãy nhấn mạnh đến sự khác biệt về chất lượng giáo dục và cấu trúc khóa học.

2. Tại sao bạn lại chọn trường đại học này?

Để chuẩn bị cho câu hỏi này, bạn có thể vào trang web của trường mà bạn chọn, ghi những thông tin về trường, đặc biệt những thông tin về xếp hạng của trường trên thế giới, các cơ sở nghiên cứu, thông tin giảng viên,… Sau đó trình bày những hiểu biết của bạn về trường. Câu trả lời có thể như sau:

“Trường Đại học này xếp hạng cao nhất trong lĩnh vực mà tôi đang có ý định theo học. Tôi được biết về trường này khi đang tìm thông tin trên mạng và đã truy cập vào trang web chính thức của trường để tìm hiểu thông tin và tôi thật sự ấn tượng với thông tin về các khoa chuyên ngành và chương trình đào tạo. Nó gần như giống với những gì tôi mong muốn được học”

3. Tại sao bạn chọn chuyên ngành này?

Bạn nên trình bày rõ ràng kế hoạch tương lai sau khi hoàn thành khóa học. Hãy chuẩn bị câu trả lời thật tốt và làm rõ các vấn đề như: Đam mê của bạn là gì, sở thích, muốn làm gì trong tương lai,…

4. Bạn có dự định làm việc ở đây sau khi tốt nghiệp?

Người phỏng vấn muốn biết liệu bạn có sẵn sàng quay trở về sau khi học xong hay không. Bạn nên tham khảo kỹ thông tin về chính sách nhập cư của quốc gia dự định du học và trình bày thật cẩn thận và rõ ràng. Nếu muốn ở lại, hãy nêu ra những điều kiện mà bạn đáp ứng đầy đủ theo chính sách nhập cư. Còn nếu không, bạn có thể trình bày về kế hoạch trở về nước của mình.

5. Bạn có kế hoạch gì sau khi học xong?

Người phỏng vấn muốn biết kế hoạch tương lai của bạn, nhưng sâu xa hơn là muốn kiểm tra liệu bạn có nghiêm túc với ngành học mà mình theo đuổi. Bạn nên thể hiện rõ điều này như sau:
“Sau khi học xong chuyên ngành, tôi sẽ trở về nước, xin vào làm tại một công ty có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này và học hỏi kỹ năng thực tế. Tôi muốn mở một công ty riêng nên sẽ tích lũy đủ vốn và kinh nghiệm”

6. Bạn dự định sẽ kiếm được bao nhiêu tiền sau khi tốt nghiệp?

Nếu trước đó bạn đề cập việc sẽ quay trở về nước thì câu trả lời tốt nhất nên đưa ra con số theo Việt Nam đồng. Đừng đưa ra một con số không thực tế. Hãy nghiên cứu mức lương của ngành đó tại Việt Nam, mức lương của một số du học sinh về nước và tham khảo số tiền mà cựu học sinh trường đại học đó kiếm được và đưa ra con số chính xác dựa trên những số liệu này.

7. Bạn sẽ ở đâu khi đi du học tại đất nước này?

Bạn nên tìm chỗ ở trước khi sang đất nước dự định du học và nhớ chính xác địa chỉ này. Điều đó sẽ chứng tỏ bạn có tìm hiểu và lên kế hoạch cho việc du học. Vì vậy hãy chuẩn bị hoàn tất những việc này trước khi xin visa du học.

8. Người tài trợ cho việc học của bạn là ai?

Họ muốn xác minh nguồn tài trợ của bạn, vì vậy bạn nên cung cấp đầy đủ thông tin và khớp với những gì bạn đã chuẩn bị trong hồ sơ. Nếu có giấy chứng minh tài chính thì tốt hơn đấy. Còn nếu bạn được học bổng thì cũng nên xin giấy xác nhận mức học bổng từ tổ chức đó để chứng minh cho người phỏng vấn. Ngoài ra, bạn du học tự túc, bạn hãy trình bày rõ chức vụ của ba (mẹ) trong cơ quan làm việc, thu nhập hàng tháng, tài khoản ngân hàng,…

9. Bạn có người thân nào ở quốc gia dự định du học không?

Hãy trung thực và khôn khéo khi gặp câu hỏi này. Nếu bạn có người thân nhưng khá xa nơi bạn theo học hoặc họ hàng xa, có thể không cần đề cập nhiều về họ. Nếu bạn có họ hàng lưu trú bất hợp pháp hay quá hạn visa ở nước ngoài thì đây sẽ là một bất lợi cho bạn và cho họ nữa đấy.

10. Triển vọng nghề nghiệp của bạn?

Bạn nên trả lời câu hỏi này một cách rõ ràng và nhấn mạnh ngành học này có vị thế như thế nào ở Việt Nam. Câu trả lời có thể là:
“Tôi chắc chắn rằng với nền kinh tế đang phát triển với tốc độ nhanh của Việt Nam, cơ hội sẽ rộng mở cho tôi phát triển công ty của mình. Những kiến thức tôi học được ở nước ngoài chính là chìa khóa cho tôi thành lập và mở rộng công ty và có thể trong tương lai sẽ giúp tôi liên kết với các công ty khác trên thế giới”

7 MẸO TRẢ LỜI PHỎNG VẤN KHI DU HỌC
7 MẸO TRẢ LỜI PHỎNG VẤN KHI DU HỌC

Sau khi đọc xong bài viết này hy vọng bạn sẽ có được những chuẩn bị nhất định trước cuộc phỏng vấn xin visa du học, biết mình cần phải làm gì để có được tấm visa ngay trong kỳ phỏng vấn sắp tới. Chúc bạn thành công và đừng quên chia sẻ những kinh nghiệm bên trên với những người có cùng mối quan tâm.

Nếu bạn đang ấp ủ dự định du học trong thời gian tới và đang tìm kiếm nguồn học bổng phù hợp, hãy liên hệ chuyên gia của OSLA ngay để được hỗ trợ tận tâm và giải đáp chi tiết mọi thắc mắc nhé:

Email: myosla.info@gmail.com

Hotline: 093 513 2929 (HCM – Ms Vân) | 091 474 4389 (ĐN – Ms Trang) | 0986 246 163 (HN – Ms Dương)

PROFILE XỊN SÒ ĐỘI NGŨ MENTOR CỦA OSLA VÀ OSLA IVY xem tại đây

Tham khảo các review chân thực từ các Mentee về đội ngũ Mentor của OSLA và OSLA IVY tại đây

Có thể bạn quan tâm

+84935 132 929

Đăng ký tư vấn

Bạn vui lòng điền vào mẫu dưới đây để yêu cầu tư vấn miễn phí. Chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn trong thời gian sớm nhất.

Thông tin chung

OSLA IVY đánh giá khả năng xin học bổng toàn phần của bạn

Điểm tổng kết trung bình / GPA từng năm của bạn
Bạn đã có điểm chuẩn hóa cần thiết (IELTS/TOEFL – SAT/GRE/GMAT) chưa?
- Bậc Đại học (gạch đầu dòng điểm trung bình từng năm cấp 3, có thể điền điểm dự kiến lớp 12 nếu chưa tốt nghiệp)
- Bậc Thạc sĩ, tiến sĩ (gạch đầu dòng cho điểm trung bình từng năm)
Nếu có vui lòng điền rõ số điểm đã đạt được! Nếu chưa dự kiến số điểm và thời gian thi của bạn là khi nào?

Thông báo về Chính sách bảo mật thông tin

Bằng việc cung cấp thông tin cá nhân cho chúng tôi trên website, quý vị đồng ý với điều khoản và điều kiện của Chính sách bảo mật thông tin