OSLA

Tư vấn du học và học bổng

OSLA IVY

Scholarships to top-tier universities

Hotline

0935 132 929

Kinh Nghiệm Xin Học Bổng Du Học Bậc Thạc Sĩ

Nhu cầu học thạc sĩ nước ngoài  của giới trẻ Việt Nam ngày một tăng cao. Đây cũng là lý do khiến việc xin học bổng học cao học luôn là vấn đề được quan tâm trong vài năm trở lại đây. Tuy nhiên để xin được học bổng hệ thạc sĩ thì không phải là điều dễ dàng đặc biệt là học bổng toàn phần. Dưới đây là những chia sẻ về kinh nghiệm của các chuyên gia từ OSLA để đạt được những học bổng giá trị cho bậc thạc sĩ.

1. XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH HỌC, LOẠI HỌC BỔNG VÀ CHỌN TRƯỜNG.

Kinh nghiệm xin học bổng thạc sĩ

 Xác định chương trình học và ngành học.

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều chương trình Thạc sĩ, mỗi chương trình hướng đến mỗi đối tượng và mục đích đào tạo khác nhau, có những yêu cầu và đặc điểm khác nhau về đầu vào, chương trình học, học phí,… Do đó, việc đầu tiên cần làm khi muốn thực hiện giấc mơ du học là phải xác định được mục đích học của mình là gì và định hướng tương lai của mình.

Tìm hiểu về chương trình học bổng.

Kinh nghiệm xin học bổng thạc sĩ
Kinh nghiệm xin học bổng thạc sĩ

Bước tiếp theo là tìm hiểu về các chương trình học bổng. Dựa trên nhà tài trợ học bổng, các chương trình học bổng hiện nay có thể phân thành 2 loại chính: học bổng Chính phủ và học bổng trường Đại học

Học bổng chính phủ (HBCP):

+ Endeavour scholarships and fellowships: Đây là học bổng dựa trên thành tích học tập và các thành tích khác (Merit-based) và không yêu cầu kinh nghiệm. 

+ Australia Awards: Đây là chương trình nhằm hỗ trợ các nước đang phát triển. Do vậy, học bổng này yêu cầu ứng viên phải có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực nhà nước và phải cam kết tiếp tục đóng góp cho sự phát triển của quê nhà sau khi hoàn thành khóa học. 

+ Fulbright của Mỹ và Chevening của Anh: Cả 2 chương trình học bổng này đều yêu cầu ít nhất 2 năm kinh nghiệm.

Học bổng của trường Đại học:

Học bổng của trường bao gồm nhiều loại với nhiều giá trị khác nhau. Cách tốt nhất để biết rõ thông tin là truy cập vào website hay gửi mail hỏi trực tiếp trường mà bạn muốn theo du học hoặc liên hệ với các trung tâm tư vấn du học như OSLA để nắm rõ hơn.

Chọn trường

Kinh nghiệm xin học bổng thạc sĩ

Việc xác định chọn trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: danh tiếng, thứ hạng, mức học phí, sinh hoạt phí, ngành học mà mình quan tâm, hay chỉ đơn thuần là sở thích cá nhân đối với từng vùng, từng nước.

Thứ hạng của trường đóng một vai trò quan trọng trong quyết định lựa chọn nhưng không phải là tất cả, và một điều quan trọng cần lưu ý là chúng ta nên dựa vào thứ hạng của ngành học mà mình định nộp hồ sơ và nên ít phụ thuộc vào thứ hạng chung của trường (trong khi phần lớn chúng ta thường làm điều nguợc lại). Để tìm hiểu về thứ hạng của trường, chúng ta có thể tham khảo bảng xếp hạng của QS (http://www.topuniversities.com), THE (https://www.timeshighereducation.com), hay Shanghai Ranking (http://www.shanghairanking.com).

Tuy nhiên như đã đề cập ở phần đầu, việc chọn trường cần phù hợp mục đích cá nhân và mục tiêu dài hạn. Do vậy, thứ hạng là một yếu tố lựa chọn quan trọng, nhưng chắc chắn không phải là quan trọng nhất. Ví dụ: tôi chọn trường này vì trường có “ranking” (thứ hạng) cao, có mấy giải Nobel, có bao nhiêu công trình nghiên cứu trên Nature hoặc Science.

Những thành tích đó không hề đảm bảo việc khóa học sẽ đem lại những kiến thức hay kĩ năng có ích. Ngoài ra lý giải này còn làm hồ sơ giải trình của bạn trở nên hời hợt, thiếu ấn tượng với ban học bổng. Vậy ngoài yếu tố thứ hạng, bạn cần xem xét cẩn thận mức độ phù hợp của chương trình học đối với cá nhân cũng như các kế hoạch tương lai sau khi học.

2. CHUẨN BỊ HỒ SƠ.

Kinh nghiệm xin học bổng thạc sĩ
Kinh nghiệm xin học bổng thạc sĩ

Sau khi đã xác định rõ ràng về trường, ngành và các học bổng mong muốn thì việc chuẩn bị hồ sơ là bước tiếp theo và cần phải chuẩn bị càng sớm càng tốt. 

Nên nắm bắt đầy đủ các thông tin về hồ sơ  tại website của trường mà bạn muốn đi du học để chuẩn bị đầy đủ và kỹ lưỡng nhất. Thông thường thì một hồ sơ du học bao gồm các phần sau

-Bảng điểm và Bằng tốt nghiệp (Undergraduate Transcript and Degree)

Điểm trung bình tích lũy (GPA) là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định việc bạn có được nhận hay không và có được học bổng hay không. 

Yêu cầu về Tiếng Anh (English requirement)

Hiện nay đa phần các trường ở Mỹ đã chấp nhận IELTS. Ngoài TOEFL và IELTS, các trường còn chấp nhận PTE (của Mỹ) hay các chứng chỉ Cambridge (của Anh). Phần lớn các chương trình học thạc sĩ yêu cầu mức điểm IELTS tối thiểu là 6.5 và không có thành phần nào dưới 6.0 (bạn có thể quy đổi mức điểm này ra các chứng chỉ khác để tham chiếu).

GMAT (Graduate Management Admissions Test) / GRE (Graduate Record Examination)

Đề thi chuẩn hóa (Standardized Test) là một yếu tố quan trọng khi nộp hồ sơ MBA, MiM, hay Msfin. Hầu hết các chương trình này chấp nhận cả GMAT và GRE. Tuy nhiên, các chương trình Thạc sĩ khác ngoài kinh doanh, quản lý, và tài chính thường chuộng GRE hơn.

 Kinh nghiệm làm việc (Working experience)

Hầu hết các chương trình MBA và một số chương trình Msfin yêu cầu kinh nghiệm làm việc chính thức sau khi tốt nghiệp. Khi kinh nghiệm làm việc của bạn càng nhiều thì mức độ quan trọng của điểm GPA càng giảm đi.

-Bảng giới thiệu cá nhân – CV

 CV của bạn càng ngắn gọn càng tốt và không được vượt quá hai trang. Cách thức trình bày CV của bạn khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm chương trình mà bạn nộp hồ sơ cũng như thành tích và hoạt động của bạn. Ví dụ như khi nộp hồ sơ cho chương trình MBA thì CV của bạn cần toát lên được khả năng lãnh đạo (Leadership)

-Thư giới thiệu (Letter of Recommendation)

Thư giới thiệu là một thành phần đặc biệt trong bộ hồ sơ xin học bổng du học. Bạn nên nhờ những thầy cô thân thiết hoặc có mối quan hệ tốt với bạn để thư giới thiệu của bạn có thể gây ấn tượng tốt với ban xét duyệt.

 –Bài luận cá nhân (Personal Statement/ Motivation Letter)

Đây là thành phần trung tâm và quan trọng nhất của bộ hồ sơ xin xin nhập học và học bổng. Bài luận cần gắn kết tất cả những mảnh ghép của cuộc đời bạn để viết thành một câu chuyện liền mạch hài hòa bắt đầu từ quá khứ, đưa đến hiện tại, và dẫn đến những dự định trong tương lai. Độ dài tối đa của bài luận này không nên vượt quá 500 từ.

3. LƯU Ý CUỐI CÙNG

Kinh nghiệm xin học bổng thạc sĩ
Kinh nghiệm xin học bổng thạc sĩ

Những trường nước ngoài họ cần tuyển vào những người có quyết tâm thật sự . Vì vậy, bạn cần tạo lập mối quan hệ và thiện cảm với họ ngay từ bước đầu của quá trình chuẩn bị hồ sơ thông qua trao đổi email. Bạn nên chủ động liên hệ thường xuyên với bộ phận tuyển sinh của chương trình để tìm hiểu thêm về thông tin nhập học, học bổng,… Bằng cách này, bạn tạo cho họ cảm giác bạn thật sự hứng thú với chương trình học tập và do đó tăng cơ hội được nhận vào cũng như giành được học bổng.

Nếu bạn đang ấp ủ dự định du học thạc sĩ trong thời gian tới và đang tìm kiếm nguồn học bổng phù hợp, hãy liên hệ chuyên gia của OSLA ngay để được hỗ trợ tận tâm và giải đáp chi tiết mọi thắc mắc nhé:

Email: myosla.info@gmail.com | nga.leopold@myosla.com

Hotline: 093 513 2929 (HCM – Ms Vân) | 091 474 4389 (ĐN – Ms Trang) | 0986 246 163 (HN – Ms Dương)

PROFILE XỊN SÒ ĐỘI NGŨ MENTOR CỦA OSLA VÀ OSLA IVY xem tại đây

Tham khảo các review chân thực từ các Mentee về đội ngũ Mentor của OSLA và OSLA IVY tại đây

+84935 132 929

Đăng ký tư vấn

Bạn vui lòng điền vào mẫu dưới đây để yêu cầu tư vấn miễn phí. Chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn trong thời gian sớm nhất.

Thông tin chung

OSLA IVY đánh giá khả năng xin học bổng toàn phần của bạn

Điểm tổng kết trung bình / GPA từng năm của bạn
Bạn đã có điểm chuẩn hóa cần thiết (IELTS/TOEFL – SAT/GRE/GMAT) chưa?
- Bậc Đại học (gạch đầu dòng điểm trung bình từng năm cấp 3, có thể điền điểm dự kiến lớp 12 nếu chưa tốt nghiệp)
- Bậc Thạc sĩ, tiến sĩ (gạch đầu dòng cho điểm trung bình từng năm)
Nếu có vui lòng điền rõ số điểm đã đạt được! Nếu chưa dự kiến số điểm và thời gian thi của bạn là khi nào?

Thông báo về Chính sách bảo mật thông tin

Bằng việc cung cấp thông tin cá nhân cho chúng tôi trên website, quý vị đồng ý với điều khoản và điều kiện của Chính sách bảo mật thông tin